Chi tiết tin - Xã Tân Thành - Hướng Hóa

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TUYÊN TRUYỀN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VỀ PCCC VÀ CNCH

Post date: 09/10/2023

            1. Đối với người đứng đầu cơ sở thuộc Phụ lục I nghị định số 136/2020/NĐ-CP có trách nhiệm thực hiện và duy trì các điều kiện an toàn PCCC, CNCH gồm:

1.1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động PCCC, CNCH (điểm a khoản 3 Điều 5, khoản 2 Điều 6 Luật PCCC; khoản 2 Điều 7 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP). Tổ chức các hoạt động phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH thông qua các hình thức: Phát động thành phong trào thi đua thực hiện công tác PCCC và CNCH giữa các hộ gia đình trong cơ sở; tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân PCCC (04/10), Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động hằng năm...

1.2. Ban hành nội quy, biện pháp về PCCC và CNCH, sơ đồ chỉ dẫn về PCCC, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về PCCC và CNCH phù hợp với từng khu vực, hạng mục có công năng, tính chất sử dụng khác nhau trong cơ sở (nội dung có quy định việc quản lý, sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt; trách nhiệm quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng phương tiện, thiết bị PCCC; những hành vi bị nghiêm cấm; những việc phải làm khi có cháy, nổ, sự cố, tai nạn; bảo quản, sử dụng trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ CNCH…). Tổ chức phổ biến, niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành (Điều 5 Thông tư số 149/2020/TT-BCA và Điều 5 Thông tư số 08/2018/TT-BCA).

1.3. Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về PCCC và CNCH tại cơ sở, hộ gia đình bên trong cơ sở, kịp thời phát hiện và tổ chức khắc phục những tồn tại, vi phạm, nguy cơ xảy ra cháy, nổ (Điều 45 Luật PCCC; khoản 3 Điều 16 Nghị định 136/NĐ-CP; khoản 1 Điều 12 Nghị định số 83/2017/NĐ; Điều 8 Thông tư số 149/2020/TT-BCA).

1.4. Hằng năm dự trù nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động PCCC, CNCH; trang bị và duy trì hoạt động của phương tiện chữa cháy tại cơ sở.

1.5. Thành lập, quản lý, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở. Bố trí địa điểm (trạm/gian phòng) bảo đảm đủ diện tích tối thiểu cho người và phương tiện, thiết bị chữa cháy, CNCH trực, làm việc; số lượng đội viên trực trong 01 ca phải bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ: Trực tiếp nhận, xử lý thông tin; trực chữa cháy, trực CNCH (khoản 2 Điều 5 và khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).

1.6. Xây dựng phương án chữa cháy của cơ sở, định kỳ tổ chức thực tập phương án, trong đó nghiên cần thực vào thời gian tập trung đông người để người dân nắm được kỹ năng thoát nạn, sử dụng phương tiện chữa cháy, CNCH (khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 19 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và khoản 1 Điều 9 Thông

tư số 149/2020/TT-BCA; khoản 1, 3 và khoản 4 Điều 9 và mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 83/2017/NĐ-CP).

1.7. Lập hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC và CNCH của cơ sở bảo đảm thành phần, nội dung theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 149/2020/TT-BCA và Điều 9 Thông tư số 08/2018/TT-BCA và cập nhật, bổ sung hồ sơ theo quy định.

1.8. Trong quá trình hoạt động, khi thực hiện xây dựng mới hạng mục công trình, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng hoặc tăng quy mô của cơ sở phải thực hiện các quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng tại Điều 13, Điều 14 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

2. Đối với chủ hộ gia đình, thành viên trong gia đình

2.1. Chủ hộ gia đình (khoản 3a Điều 5 Luật PCCC):

- Chủ động tìm hiểu, nắm bắt các quy định pháp luật, kiến thức, kỹ năng cơ bản về PCCC và CNCH;

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH; đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình, người làm việc trong nhà thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC;

- Thường xuyên tổ chức tự kiểm tra để kịp thời phát hiện và khắc phục ngay những thiếu sót, nguy cơ gây cháy, nổ trong hộ gia đình (Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).

- Thực hiện và duy trì các điều kiện an toàn về PCCC và CNCH đối với hộ gia đình theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

2.2. Đối với cá nhân (khoản 3b Điều 5 Luật PCCC)

- Tuân thủ pháp luật và chủ động nắm vững pháp luật, kiến thức, kỹ năng cần thiết về PCCC và CNCH; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện PCCC thông dụng.

- Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về PCCC và CNCH của chủ hộ gia đình.

- Bảo đảm an toàn về PCCC trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng  chất cháy.

- Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về PCCC.

- Thực hiện và duy trì đầy đủ các điều kiện an toàn đối với hộ gia đình.

3. Một số nguy cơ cháy, nổ trong loại hình cơ sở trên

3.1. Trong bố trí, sắp xếp phương tiện, vật dụng

- Để ô tô, xe máy không đúng vị trí quy định, vượt quá số lượng cho phép; để chung với vật dụng dễ cháy, nổ, các thiết bị điện (tủ điện, máy bơm…).

- Để vật dụng, thiết bị, hóa chất dễ cháy gần nơi sử dụng ngọn lửa trần (bếp, đèn dầu, nến..); để gần hoặc phủ lên ổ cắm điện, aptomat, cầu dao, thiết bị điện (động cơ điện, máy bơm, quạt, bếp điện, máy sưởi, bóng đèn…).

3.2. Trong sử dụng hệ thống, thiết bị điện

a) Cháy do chập điện trong một số trường hợp sau:

- Dây dẫn được lắp đặt, sử dụng lâu ngày, trong môi trường có hóa chất ăn mòn, ẩm ướt, có nhiệt độ cao, bị kéo căng liên tục hoặc bị ngoại lực tác động làm lớp vỏ cách điện bị lão hóa, mất khả năng cách điện…

- Sử dụng dây thép, đinh để buộc, cố định dây dẫn làm hỏng lớp cách điện.

- Đấu nối dây dẫn, vào thiết bị, máy móc không đúng kỹ thuật (mối nối lỏng, hở; 02 mối nối đặt gần nhau, không bảo đảm cách điện).

- Ổ cắm và phích cắm không tương thích với nhau (quá lỏng hay qua chặt), có thể dẫn đến tình trạng bị hở điện và gây chập điện cục bộ. Để dây dẫn của ổ cắm, thiết bị điện gần nguồn lửa, nguồn nhiệt trong thời gian dài làm hỏng lớp cách điện.

- Động cơ điện (máy bơm, máy giặt, quạt…): Các cuộn dây không đảm bảo tiêu chuẩn cách điện; sử dụng lâu ngày bị lão hoá...

b) Cháy do dòng điện quá tải trong một số trường hợp sau:

- Sử dụng dây dẫn điện có tiết diện nhỏ hơn so với công suất tiêu thụ.

- Cắm nhiều thiết bị điện cùng một lúc vào một ổ cắm; tự ý tăng thêm thiết bị điện có công suất lớn (máy điều hoà nhiệt độ, bình nước nóng, bếp điện…), không tính toán, cải tạo lại hệ thống dây dẫn, thiết bị đóng ngắt hiện hữu của nhà.

- Không lắp các thiết bị đóng cắt tự động (áptômat, cầu chì...) tại các tầng, khu vực, thiết bị tiêu thụ điện có công suất lớn hoặc có lắp đặt nhưng chưa bảo đảm.

- Sử dụng động cơ điện không bảo đảm công suất thiết kế; thiết bị điện hoạt động liên tục trong thời gian dài không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật; động cơ điện (máy bơm, quạt hút khói, điều áp...) đang hoạt động bị kẹt, quay chậm hoặc dừng quay nhưng không được ngắt điện.

c) Cháy do sự truyền nhiệt của thiết bị điện:

- Đặt dây dẫn, ổ cắm, thiết bị điện có sinh nhiệt (động cơ điện, máy bơm, quạt, bếp điện, máy sưởi, bóng đèn…) gần hoặc bên trên, bên trong các vật dụng, thiết bị làm bằng vật liệu cháy được; trong khu vực đặt bình khí gas, ô tô, xe máy, can, bình chứa xăng, dầu không có biện pháp ngăn cách.

- Để bụi bám vào bên trong thiết bị và lớp vỏ ngoài của thiết bị điện (không thường xuyên vệ sinh thiết bị điện).

d) Cháy do một số trường hợp khác

- Sử dụng dây dẫn, thiết bị điện kém chất lượng, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. 

- Không kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống, thiết bị điện, dẫn đến sự cố kỹ thuật trong quá trình hoạt động.

- Sạc điện thoại, máy tính, xe đạp điện, xe máy điện qua đêm.

3.3. Trong bảo quản và sử dụng khí đốt hóa lỏng (gas)

- Bếp đun, bình gas được bố trí, sử dụng trong gian phòng, buồng kín, không bảo đảm thông thoáng, có nguy cơ tích tụ khí gas lâu ngày.

- Vị trí đặt bình gas, bếp gas không bằng phẳng, vững chắc dẫn đến bị đổ, xê dịch bình, bếp…; đặt gần hoặc bên trên các vật dụng dễ cháy hoặc gần nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt.

- Khi đun nấu không trông coi để lửa bếp bị tắt nhưng van vẫn mở, khí gas rò rỉ ra ngoài; thay bình gas, di chuyển bình gas, bếp nhưng không tắt bếp; để bình gas, dây dẫn sát với nguồn lửa.

- Không thường xuyên vệ sinh bếp, bình gas, kiểm tra rò rỉ khí gas (bằng nước xà phòng), không phát điện được hư hỏng, rò rỉ khí gas.

- Tồn chứa, dự trữ thêm bình gas trong khu vực bếp đun.

- Sử dụng bếp, dây dẫn, van xả khí, bình gas không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không bảo đảm chất lượng.

3.4. Trong tồn chứa, sử dụng xăng dầu

- Tích trữ xăng, dầu trong nhà (cấp cho máy phát điện, máy bơm, thiết bị khác sử dụng nhiên liệu xăng, dầu) chung với các vật dụng khác ở tầng hầm hoặc tầng 1 của nhà; trong khu vực để ô tô, xe máy, máy phát điện, thiết bị điện có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt.

- Xăng dầu được tích trữ trong các can nhựa hoặc thiết bị chứa không phù hợp, dễ dẫn đến hiện tượng bị hư hỏng, rò rỉ ra ngoài tạo thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ, đặc biệt là trong không gian kín, hẹp.

- Sang, chiết xăng thủ công bằng cách đổ từ can lớn sang các chai nhỏ (1-2 lít); rót trực tiếp xăng, dầu vào phương tiện, thiết bị, bếp khi đang hoạt động, đun nấu.

3.5. Trong thực hiện hàn, cắt kim loại khi cải tạo, sửa chữa nhà

- Không thực hiện vệ sinh sạch sẽ các khoang, thùng, két, ống, chai, téc chứa xăng, dầu, khí dễ cháy, nổ và đo nồng độ hơi bên trong (đảm bảo dưới nồng độ nguy hiểm cháy, nổ) trước khi hàn hàn, cắt.

- Hàn cắt kim loại không có biện pháp che chắn an toàn hoặc, để vật dụng, hàng hóa dễ cháy gần, bên dưới khu vực hàn (khoảng cách an toàn tối thiểu 10m); không có người trông coi.

3.6. Trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt

- Để vật dụng, hóa chất dễ cháy gần khu vực sử dụng nguồn lửa trần (bếp gas, bếp dầu, bếp than…); thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt (động cơ điện, bàn là, máy sưởi, bóng điện).

- Bố trí bàn thờ phía trên các vật dụng, chất dễ cháy, ô tô, xe máy; đốt vàng mã không đúng nơi quy định, không có biện pháp che chắn dẫn đến tàn lửa, phát tán vào thiết bị, đồ dùng, vật liệu dễ cháy, cháy được.

- Bếp đun nấu không được vệ sinh thường xuyên, dầu, mỡ bám dính lên tường, hút mùi trở thành đường lan truyền cháy.

- Sử dụng bàn là, máy sấy, máy sưởi, quạt sưởi… không đúng quy định, không ngắt điện khi không sử dụng, để gần vật dụng dễ cháy; hút thuốc, bỏ tàn thuốc đang cháy không đúng nơi quy định.

- Tự ý sử dụng diêm, bật lửa, nến, đốt giấy, bàn là, bếp điện trong nhà.

3.6. Nguy cơ cháy tại khu vực kinh doanh trong cơ sở

Ngoài các nguy cơ xảy ra cháy, nổ nêu trên, đối với khu vực sản xuất, kinh doanh tiềm ẩn một số nguy cơ sau:

- Sản xuất, kinh doanh, tồn chứa các chất khí, chất lỏng cháy, vật liệu dễ bắt cháy.

- Sắp xếp, bảo quản vật tư, hàng hóa không bảo đảm yêu cầu ngăn cháy lan (không để trên bục kệ, giá hoặc chồng đống…). Để hàng hóa, hóa chất dễ cháy gần các thiết bị điện có khả năng sinh nhiệt như bóng đèn, ổ cắm, cầu dao…

- Bố trí nơi đun nấu, thờ cúng trong khu vực sản xuất, kinh doanh, bảo quản vật tư, hàng hóa cháy được.

- Hệ thống điện không được tách riêng cho khu vực kinh doanh và khu vực để ở của hộ gia đình; lắp đặt, câu mắc dây dẫn cấp cho thiết bị điện không bảo đảm an toàn.

4. Biện pháp phòng ngừa

4.1. Về ngăn cháy lan

- Khu vực để ô tô, xe máy, máy phát điện dự phòng cần được ngăn cách với khu vực để ở, kinh doanh, ngăn cách với nguồn lửa, nguồn nhiệt. Không nên bảo quản, tích trữ số lượng lớn xăng, dầu, hóa chất dễ cháy, nổ… trong nhà.

- Phòng, buồng kỹ thuật điện tại các tầng phải được ngăn cách với khu vực hành lang chung và không để vật dụng, hàng hóa cháy được trong khu vực này; các mương, cáp điện đi xuyên qua tường, sàn ngăn cháy phải được chèn bịt bằng vật liệu ngăn cháy.

- Các không gian liên thông giữa tầng hầm/nửa hầm với các tầng phía trên như: Cầu thang bộ, giếng thang máy đi từ tầng hầm/nửa hầm lên cần được ngăn cách với khu vực khác của nhà (gara để xe, phòng kỹ thuật) bằng vật liệu phù hợi để bảo đảm khả năng chịu lửa và ngăn khói.

- Khuyến khích sử dụng vật liệu không cháy hoặc khó cháy để hoàn thiện, trang trí tường và trần (bao gồm cả tấm trần treo, nếu có), vật liệu ốp lát, vật liệu phủ sàn trên đường thoát nạn. Ưu tiên sử dụng các loại vật liệu không cháy hoặc khó cháy và hạn chế sử dụng các vật liệu dễ cháy hoặc sinh khói, sinh độc lớn như mút, xốp, nhựa tổng hợp, cao su…trên đường thoát nạn, lối thoát nạn, các lối thoát khẩn cấp hoặc khu vực lánh nạn tạm thời.

4.2. Về thoát nạn

- Lối ra thoát nạn từ tầng trên xuống qua cầu thang bộ tại tầng 1 của nhà cần được thoát trực tiếp ra ngoài. Trường hợp thoát nạn qua sảnh chung, khu vực khác (gara, kinh doanh…) thì phải có giải pháp ngăn cách với các khu vực trên và không được bố trí đồ đạc, hàng hóa, vật dụng dễ cháy trên lối đi này; đảm bảo

- Sử dụng bàn là, máy sấy, máy sưởi, quạt sưởi… không đúng quy định, không ngắt điện khi không sử dụng, để gần vật dụng dễ cháy; hút thuốc, bỏ tàn thuốc đang cháy không đúng nơi quy định.

- Tự ý sử dụng diêm, bật lửa, nến, đốt giấy, bàn là, bếp điện trong nhà.

3.6. Nguy cơ cháy tại khu vực kinh doanh trong cơ sở

Ngoài các nguy cơ xảy ra cháy, nổ nêu trên, đối với khu vực sản xuất, kinh doanh tiềm ẩn một số nguy cơ sau:

- Sản xuất, kinh doanh, tồn chứa các chất khí, chất lỏng cháy, vật liệu dễ bắt cháy.

- Sắp xếp, bảo quản vật tư, hàng hóa không bảo đảm yêu cầu ngăn cháy lan (không để trên bục kệ, giá hoặc chồng đống…). Để hàng hóa, hóa chất dễ cháy gần các thiết bị điện có khả năng sinh nhiệt như bóng đèn, ổ cắm, cầu dao…

- Bố trí nơi đun nấu, thờ cúng trong khu vực sản xuất, kinh doanh, bảo quản vật tư, hàng hóa cháy được.

- Hệ thống điện không được tách riêng cho khu vực kinh doanh và khu vực để ở của hộ gia đình; lắp đặt, câu mắc dây dẫn cấp cho thiết bị điện không bảo đảm an toàn.

4. Biện pháp phòng ngừa

4.1. Về ngăn cháy lan

- Khu vực để ô tô, xe máy, máy phát điện dự phòng cần được ngăn cách với khu vực để ở, kinh doanh, ngăn cách với nguồn lửa, nguồn nhiệt. Không nên bảo quản, tích trữ số lượng lớn xăng, dầu, hóa chất dễ cháy, nổ… trong nhà.

- Phòng, buồng kỹ thuật điện tại các tầng phải được ngăn cách với khu vực hành lang chung và không để vật dụng, hàng hóa cháy được trong khu vực này; các mương, cáp điện đi xuyên qua tường, sàn ngăn cháy phải được chèn bịt bằng vật liệu ngăn cháy.

- Các không gian liên thông giữa tầng hầm/nửa hầm với các tầng phía trên như: Cầu thang bộ, giếng thang máy đi từ tầng hầm/nửa hầm lên cần được ngăn cách với khu vực khác của nhà (gara để xe, phòng kỹ thuật) bằng vật liệu phù hợi để bảo đảm khả năng chịu lửa và ngăn khói.

- Khuyến khích sử dụng vật liệu không cháy hoặc khó cháy để hoàn thiện, trang trí tường và trần (bao gồm cả tấm trần treo, nếu có), vật liệu ốp lát, vật liệu phủ sàn trên đường thoát nạn. Ưu tiên sử dụng các loại vật liệu không cháy hoặc khó cháy và hạn chế sử dụng các vật liệu dễ cháy hoặc sinh khói, sinh độc lớn như mút, xốp, nhựa tổng hợp, cao su…trên đường thoát nạn, lối thoát nạn, các lối thoát khẩn cấp hoặc khu vực lánh nạn tạm thời.

4.2. Về thoát nạn

- Lối ra thoát nạn từ tầng trên xuống qua cầu thang bộ tại tầng 1 của nhà cần được thoát trực tiếp ra ngoài. Trường hợp thoát nạn qua sảnh chung, khu vực khác (gara, kinh doanh…) thì phải có giải pháp ngăn cách với các khu vực trên và không được bố trí đồ đạc, hàng hóa, vật dụng dễ cháy trên lối đi này; đảm bảo

- Sử dụng bàn là, máy sấy, máy sưởi, quạt sưởi… không đúng quy định, không ngắt điện khi không sử dụng, để gần vật dụng dễ cháy; hút thuốc, bỏ tàn thuốc đang cháy không đúng nơi quy định.

- Tự ý sử dụng diêm, bật lửa, nến, đốt giấy, bàn là, bếp điện trong nhà.

3.6. Nguy cơ cháy tại khu vực kinh doanh trong cơ sở

Ngoài các nguy cơ xảy ra cháy, nổ nêu trên, đối với khu vực sản xuất, kinh doanh tiềm ẩn một số nguy cơ sau:

- Sản xuất, kinh doanh, tồn chứa các chất khí, chất lỏng cháy, vật liệu dễ bắt cháy.

- Sắp xếp, bảo quản vật tư, hàng hóa không bảo đảm yêu cầu ngăn cháy lan (không để trên bục kệ, giá hoặc chồng đống…). Để hàng hóa, hóa chất dễ cháy gần các thiết bị điện có khả năng sinh nhiệt như bóng đèn, ổ cắm, cầu dao…

- Bố trí nơi đun nấu, thờ cúng trong khu vực sản xuất, kinh doanh, bảo quản vật tư, hàng hóa cháy được.

- Hệ thống điện không được tách riêng cho khu vực kinh doanh và khu vực để ở của hộ gia đình; lắp đặt, câu mắc dây dẫn cấp cho thiết bị điện không bảo đảm an toàn.

4. Biện pháp phòng ngừa

4.1. Về ngăn cháy lan

- Khu vực để ô tô, xe máy, máy phát điện dự phòng cần được ngăn cách với khu vực để ở, kinh doanh, ngăn cách với nguồn lửa, nguồn nhiệt. Không nên bảo quản, tích trữ số lượng lớn xăng, dầu, hóa chất dễ cháy, nổ… trong nhà.

- Phòng, buồng kỹ thuật điện tại các tầng phải được ngăn cách với khu vực hành lang chung và không để vật dụng, hàng hóa cháy được trong khu vực này; các mương, cáp điện đi xuyên qua tường, sàn ngăn cháy phải được chèn bịt bằng vật liệu ngăn cháy.

- Các không gian liên thông giữa tầng hầm/nửa hầm với các tầng phía trên như: Cầu thang bộ, giếng thang máy đi từ tầng hầm/nửa hầm lên cần được ngăn cách với khu vực khác của nhà (gara để xe, phòng kỹ thuật) bằng vật liệu phù hợi để bảo đảm khả năng chịu lửa và ngăn khói.

- Khuyến khích sử dụng vật liệu không cháy hoặc khó cháy để hoàn thiện, trang trí tường và trần (bao gồm cả tấm trần treo, nếu có), vật liệu ốp lát, vật liệu phủ sàn trên đường thoát nạn. Ưu tiên sử dụng các loại vật liệu không cháy hoặc khó cháy và hạn chế sử dụng các vật liệu dễ cháy hoặc sinh khói, sinh độc lớn như mút, xốp, nhựa tổng hợp, cao su…trên đường thoát nạn, lối thoát nạn, các lối thoát khẩn cấp hoặc khu vực lánh nạn tạm thời.

4.2. Về thoát nạn

- Lối ra thoát nạn từ tầng trên xuống qua cầu thang bộ tại tầng 1 của nhà cần được thoát trực tiếp ra ngoài. Trường hợp thoát nạn qua sảnh chung, khu vực khác (gara, kinh doanh…) thì phải có giải pháp ngăn cách với các khu vực trên và không được bố trí đồ đạc, hàng hóa, vật dụng dễ cháy trên lối đi này; đảm bảo

chiều rộng thông thủy ≥0,8 m, chiều cao thông thủy ≥1,9 m; cửa đi là cửa bản lề, trường hợp lắp đặt cửa cuốn, cửa trượt thì phải sử dụng loại cửa có cơ cấu tự thu, mở nhanh, có bộ lưu điện và bộ tời bằng tay để mở khi mất điện hoặc động cơ bị hỏng.

- Bố trí lối ra khẩn cấp gồm lối ra ban công hoặc lôgia, lối lên sân thượng của nhà. Tại các lối ra khẩn cấp cần trang bị các thiết bị hỗ trợ thoát nạn khẩn cấp như thang kim loại, thang dây, ống tụt hoặc dây thoát hiểm hạ chậm đối với nhà chưa bảo đảm đủ số lối thoát nạn theo quy định.

4.3. Trang bị hệ thống, phương tiện PCCC

- Trang bị các bình chữa cháy xách tay ở nơi dễ thấy, dễ lấy và thuận tiện cho việc sử dụng, khoảng cách di chuyển từ điểm xa nhất cần bảo vệ đến bình chữa cháy không nên lớn hơn 20 m;

- Sử dụng các giải pháp báo cháy tự động hoặc thiết bị báo cháy cục bộ, nhất là tại các khu vực tầng hầm/nửa hầm được sử dụng làm kho chứa đồ đạc hoặc vật liệu dễ cháy hoặc tại những khu vực để xe trong nhà.

- Trang bị các phương tiện cứu nạn, cứu hộ, phương tiện bảo hộ chống khói; dụng cụ phá dỡ thô sơ; đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn phù hợp.

4.4. Lắp đặt, sử dụng hệ thống, thiết bị điện

- Tính toán lắp đặt hệ thống điện bảo đảm tiêu chuẩn và các yêu cầu quy định; đủ công suất tiêu thụ của các thiết bị điện; có thiết bị bảo vệ, đóng ngắt chung cho hệ thống, từng tầng, nhánh và thiết bị tiêu thụ điện có công suất tiêu thụ lớn. Trường hợp lắp đặt thêm các thiết bị tiêu thụ cần tính toán tổng thể công suất của hệ thống điện để tránh quá tải và không tự ý câu mắc dây dẫn cấp cho thiết bị; vị trí thiết bị điện phải bảo đảm khoảng cách PCCC.

- Lựa chọn dây dẫn điện có tiết diện phù hợp với công suất tiêu thụ của thiết bị điện; dây dẫn được đi trong ống gen bảo vệ, không đi bên trong, dưới các vật dụng, vật liệu trang trí nội thất dễ cháy.

- Các mối nối dây dẫn điện phải đảm bảo đúng kỹ thuật (nối so le và được quấn băng cách điện); không câu móc, đấu nối điện tùy tiện.

- Máy phát điện không được bố trí trong khu vực kín, ẩm ướt; gian phòng có người ở; gần các vật dụng, hóa chất dễ cháy, nguồn lửa, nguồn nhiệt.

- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa, thay thế các thiết bị điện hư hỏng, không đảm bảo an toàn.

4.5. Đối với căn hộ trong cơ sở

- Cần bố trí thêm lối ra khẩn cấp qua ban công, lô gia, cửa sổ, trường hợp lắp đặt lồng sắt, lưới sắt cần bố trí ô cửa để thoát nạn (kích thước khoảng 0,6mx0,6m).

- Khu vực thờ cúng: Vách, trần nhà nên sử dụng vật liệu không cháy hoặc khó cháy; đèn, bát hương, nến khi thắp cần đặt chắc chắn trên mặt phẳng để tránh bị đổ vỡ, trường hợp đặt trên vật dụng khác thì nên sử dụng vật dụng là loại không

cháy hoặc khó cháy (miếng lót bằng kim loại, bát, đĩa, cốc...); không nên thắp đèn hương, nến, đèn cầy khi đi ngủ hoặc không có người ở nhà.

- Không để phương tiện, đồ dùng, vật liệu dễ cháy hoặc nguồn lửa, nguồn nhiệt trên hành lang, lối thoát nạn. Sắp xếp vật dụng, nội thất trong nhà phải gọn gàng, không để gần nguồn lửa, nguồn nhiệt, ổ cắm điện, aptomat, cầu dao, thiết bị tiêu thụ điện có sinh nhiệt…; khu vực bảo quản, sử dụng khí gas, xăng, dầu phải bảo đảm thông thoáng, cách xa nguồn lửa, nguồn nhiệt.

- Không nên sử dụng nhiều thiết bị điện có công suất lớn vào cùng một ổ cắm; sạc điện thoại, máy tính, xe đạp điện, xe máy điện qua đêm; để thiết bị điện có sinh nhiệt trên vật dụng, gần các thiết bị, vật dụng dễ cháy; để vật liệu dễ cháy phủ lên dây dẫn, ổ cắm, cầu dao, các thiết bị điện…; không phơi, sấy quần, áo trực tiếp lên đèn, quạt sưởi, bếp điện, ấm điện... Trước khi đi ngủ hoặc ra khỏi nhà tắt các thiết bị điện không cần thiết.

- Không để bếp gas trực tiếp phía trên, gần thiết bị, vật dụng dễ cháy; không để chai chứa dầu ăn, bình khí nén, bình gas mini gần bếp.

- Trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy: Căn cứ theo điều kiện, quy mô của ngôi nhà, chủ hộ gia đình nên trang bị ít nhất 01 bình chữa cháy, có thể trang bị thiết bị báo cháy tự động, mặt lạ phòng độc, thang dây…, các phương tiện này được đặt tại vị trí quy định, dễ thấy, dễ lấy.

4.6. Phòng cháy trong bảo quản và sử dụng gas

a) Khu vực bảo quản, sử dụng gas

- Bình gas, bếp gas phải được đặt tại vị trí thông thoáng để tránh tích tụ khí LPG; trên nền nhà bằng phẳng vững chắc, chống va đập làm đổ, xê dịch bình; không đặt gần với bếp, nguồn lửa, nguồn nhiệt khác. Không để bình dữ trữ hoặc vỏ bình trong khu vực bếp đun.

- Sử dụng bếp đảm bảo chất lượng; van xả khi phải tự động đóng trường hợp lửa ở bếp bị tắt đột ngột (bị gió tạt, nước đun sôi tràn ra ngoài…); các khớp nối liên kết giữa bếp, dây dẫn, van xả và bình gas phải được lắp đặt đúng kỹ thuật, chắc chắn và đảm bảo độ kín chống rò rỉ gas.

- Dây dẫn gas được lắp đặt ở vị trí tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao, có lớp bảo vệ để chống chuột cắn.

- Sau khi sử dụng xong phải tắt bếp, khóa van bình gas.

- Lắp đặt thêm đầu báo dò khí LPG tại khu vực đặt bình LPG, bếp đun.

- Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh dụng cụ (bếp, ống dẫn, van bình, van điều áp…) để kịp thời phát hiện và thay mới khi xảy ra hư hỏng, nứt vỡ.

- Đối với bếp gas mini: Khi sử dụng phải đặt bếp ngay ngắn, nếu bếp bị nghiêng, ngọn lửa cũng nghiêng theo và dễ tiếp xúc với đầu bình gas dẫn đến cháy nổ; không được sử dụng nồi có đáy quá lớn, có nguy cơ làm cho ngọn lửa trùm xuống bình gas, gây cháy nổ; không sử dụng các loại bình gas đã qua sử dụng được nạp lại.

b) Cách xử lý khi rò rỉ gas:

- Khi ngửi thấy mùi gas trong nhà, tuyệt đối không sử dụng bất kỳ thiết bị nào có thể phát sinh tia lửa điện (công tắc đèn, quạt, dùng điện thoại di động, đi dày, dép đế có đinh…). Việc đầu tiên là tắt ngay bếp và các nguồn lửa khác xung quanh khu vực đặt bình.

- Đóng ngay van bình gas.

- Thông gió để phát tán làm giảm nồng độ hơi gas, mở các cửa, thông gió hoặc sử dụng bình khí CO2, N2 để làm loãng.

- Tìm chỗ rò bằng cách quét nước xà phòng (tuyệt đối không dùng ngọn lửa để thử). Bịt chặt chỗ bị rò (dùng xà phòng, quấn băng keo hoặc buộc dây cao su).

- Nếu không khắc phục được rò rỉ cần mang ngay bình ra nơi đất trống an toàn, thoáng gió, xa cống rãnh, xa nguồn lửa.

4.6. Phòng cháy trong sử dụng xăng, dầu

- Không để các phương tiện chứa xăng dầu gần khu vực nguồn điện, nguồn nhiệt, nguồn lửa, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt.

- Không sử dụng lửa trần (đánh diêm, bật lửa, đốt hương, nến) ở những khu vực có xăng, dầu.

- Sử dụng bếp dầu: Cần bố trí trên mặt sàn bằng phẳng, không dùng xăng hoặc xăng pha dầu để đun bếp dầu; không rót thêm dầu vào bếp khi đang đun nấu, tắt bếp sau khi sử dụng.

          - Không rót trực tiếp xăng dầu vào các thiết bị khi đang hoạt động.

- Không nên dự trữ xăng dầu ở trong nhà, nếu cần thiết chỉ tích trữ lượng tối thiểu cần thiết và có biện pháp bảo quản an toàn như sau:

+ Bảo quản trong khu vực độc lập, tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ cao và thông thoáng để giảm sự bốc hơi, tích tụ của hơi xăng dầu; có biện pháp ngăn xăng dầu tràn ra ngoài, cách xa nguồn nhiệt.

- Các can, thùng, bồn chứa phải đảm bảo kết cấu vững chắc, không bị bục, rách làm xăng dầu tràn ra ngoài trong quá trình vận chuyển cũng như bảo quản gây cháy.

- Thiết bị điện trong khu vực chứa xăng dầu phải đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ.

- Không để trẻ em và người khác tiếp cận khu vực tồn chứa xăng dầu;

          - Thường xuyên kiểm tra các thiết bị chứa xăng dầu để phát hiện và xử lý kịp thời nếu xăng dầu rò rỉ.    

4.7. Phòng cháy trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt.

- Không để các vật dụng, chất dễ cháy, cháy được gần khu vực sử dụng nguồn lửa trần, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt.

- Đốt vàng mã đúng nơi quy định, cách xa các chất, hàng hóa dễ cháy, nổ; sử dụng thùng kim loại (sắt, inox) có nắp đậy kín để đốt vàng mã để tránh tàn lửa bay ra xung quanh và trông coi vàng mã đến khi cháy hết, dùng nước vẩy lên tro để dập tắt lửa hoàn toàn…, không đốt quá nhiều vàng mã cùng một lúc.

- Thắp hương thờ cúng: Vách, trần, vật liệu trang khí khu vực thờ cúng là loại không cháy hoặc khó cháy, không thắp hương khi không có người trong nhà.

- Thường xuyên vệ sinh bếp không để dầu, mỡ bám dính lên tường, hút mùi trở thành con đường lan truyền của ngọn lửa gây cháy lan nhanh chóng.

- Không để trẻ em tự ý sử dụng diêm, bật lửa, nến, đốt giấy, bàn là, bếp điện trong nhà.

- Thực hiện hàn cắt đúng theo quy trình, quy định, yêu cầu kỹ thuật.

4.8. Đối với khu vực kinh doanh (nếu có)

Thực hiện và duy trì các biện pháp phòng cháy đối với nhà ở hộ gia đình. Đồng thời, phải bảo đảm các yêu cầu về an toàn PCCC đối với khu vực sản xuất, kinh doanh, cụ thể:

- Không nên kinh doanh các chất khí, chất lỏng cháy, vật liệu dễ bắt cháy, gian phòng để ở trong tầng hầm, gần lối đi, cầu thang thoát nạn.

- Lối ra thoát nạn tại tầng 1 của khu vực để ở cần được ngăn cách với khu vực kinh doanh, trường hợp bố trí lối đi qua khu vực này phải bố trí và duy trì lối đi từ cầu thang ra ngoài nhà bảo đảm chiều rộng cho người di chuyển.

- Sắp xếp vật dụng, thiết bị, quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt.

+ Sắp xếp, bảo quản vật tư, hàng hóa theo từng loại, có cùng tính chất, cùng đặc điểm, việc sắp xếp, để trên bục kệ, giá hoặc chồng đống phải vững chắc, gọn gàng, ngăn nắp, không cản trở lối đi, lối thoát nạn của gian phòng, ngôi nhà.  

+ Vật tư, hàng hóa dễ cháy phải bố trí cách các thiết bị điện có khả năng sinh nhiệt như bóng đèn, ổ cắm, cầu dao….

+ Không bố trí nơi đun nấu, thờ cúng trong khu vực kinh doanh, bảo quản vật tư, hàng hóa cháy được. Khi điều kiện kinh doanh, sản xuất có sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt phải bố trí cách các vật tư, hàng hóa dễ cháy, phương tiện, dụng cụ chứa xăng dầu, chất lỏng, khí dễ cháy.

- Hệ thống, thiết bị điện trong nhà:

+ Hệ thống điện cần được lắp đặt riêng biệt cho khu vực kinh doanh và khu vực để ở của nhà. Phải bảo đảm đủ công suất tiêu thụ của các thiết bị điện; có thiết bị bảo vệ, đóng ngắt chung cho hệ thống, từng tầng, nhánh và thiết bị tiêu thụ điện có công suất tiêu thụ lớn.

+ Tại khu vực có bảo quản, kinh doanh, sử dụng vật tư, hàng hóa, hóa chất dễ cháy phải sử dụng thiết bị điện là loại an toàn cháy, nổ; thiết bị điện lắp đặt trong kho phải được khống chế chung bằng thiết bị đóng ngắt tự động và đặt bên ngoài kho.

+ Thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện có phát sinh nguồn nhiệt không được bố trí gần (khoảng cách ít nhất 0,5m) hoặc phía trên vật tư, hàng hóa cháy được.

- Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho khu vực kinh doanh phải bảo đảm theo quy định của TCVN 3890.

5. Hướng dẫn một số kỹ năng sử dụng phương tiện chữa cháy

5.1 Bình chữa cháy CO2 loại xách tay

a) Nguyên lý cấu tạo chung:

- Vỏ bình làm bằng thép chịu áp lực cao, có dạng hình trụ, thường được sơn màu đỏ, có gắn nhãn mác của nhà sản xuất và các thông số kỹ thuật của bình.

- Phía trên miệng bình được gắn cụm van (gồm van xả, van an toàn và khoá van). Một đầu vòi phun được gắn với van xả, một đầu gắn với loa phun.

- Khí CO2 được nén vào bình dưới một áp suất cao nên luôn ở dạng lỏng.

- Hình vẽ bình CO2 chữa cháy:

- Tính năng tác dụng: Bình chữa cháy loại xách tay dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh: Đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm.

- Nguyên lý chữa cháy: Khi mở van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành

dạng như tuyết thán khí, lạnh tới -78,9oC. Khi phun vào đám cháy CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy.

b) Cách sử dụng:

- Khi xảy ra cháy, mang bình tiếp cận đám cháy, đến đám cháy đứng đầu hướng gió đối với đám cháy ngoài trời, đứng ở phía cửa đối với các đám cháy trong phòng, cách đám cháy từ 2 đến 1,5m, tay thuận cầm vào tay xách van bóp, tay còn lại rút chốt hãm kẹp chì sau đó cầm vào đáy bình hoặc loa phun nếu loa phun không bị nứt, vỡ. Hướng loa phun vào gốc lửa, khoảng cách miệng loa phun đến gốc lửa càng gần càng tốt, bóp mạnh vào van bóp để phun khí CO2 chữa cháy.

c) Những điều cần chú ý khi sử dụng và bảo quản bình khí CO2:

- Khi phun phải cầm vào phần gỗ hoặc phần nhựa của loa phun, tránh cầm vào phần kim loại và nhất là không để khí CO2 phun vào người sẽ gây bỏng lạnh.

- Khi chữa cháy các thiết bị có điện cao thế phải đi ủng và găng tay cách điện; chữa cháy trong phòng kín phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người.

- Không sử dụng bình khí CO2 để chữa các đám cháy có kim loại kiềm, kiềm thổ, than cốc, phân đạm. Vì khi phun khí CO2 vào đám cháy sẽ sinh ra phản ứng hoá học, trong phản ứng đó sẽ tạo ra khí CO là loại khí vừa độc hại vừa có nguy hiểm cháy nổ làm cho đám cháy phát triển phức tạp thêm.

- Không nên dùng bình khí CO2 chữa các đám cháy ở nơi trống trải, có gió mạnh vì hiệu quả thấp.

- Đặt bình ở nơi râm mát, dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng. Không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá 55oC dễ gây hiện tượng tăng áp suất dẫn đến nổ bình nếu van an toàn không hoạt động.

- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình: Loa phun, vòi phun, van khoá. Sửa chữa, thay thế những bình hỏng.

- Phương pháp kiểm tra lượng CO2 trong bình: Phổ biến là phương pháp cân, nếu thấy lượng CO2 giảm so với lượng CO2 ban đầu là bình hở.  

5.2. Bình bột chữa cháy loại xách tay

a) Nguyên lý cấu tạo chung:

- Vỏ bình làm bằng thép, có dạng hình trụ, thường sơn màu đỏ, có gắn nhãn mác của nhà sản xuất và thông số kỹ thuật của bình. Bên trong chứa bột khô, khí đẩy được nén trực tiếp trong bình hoặc nén vào chai gắn trên bên trong bình. Phía trên miệng bình gắn một cụm van xả cùng với khoá van và đồng hồ đo áp lực. Vòi và loa phun liền với cụm van xả.

- Hình vẽ bình bột chữa cháy:

- Tính năng tác dụng:

Tuỳ theo từng loại bột, bình bột chữa cháy có thể dập tắt được các đám cháy chất rắn, lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh.

- Nguyên lý chữa cháy:

Khi mở van (mỗi loại bình có cấu tạo van khoá khác nhau thì cách mở khác nhau) bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén (nén trực tiếp với bột hoặc trong chai riêng) qua hệ thống ống lặn. Khi phun vào đám cháy bột có

tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với ô xy không khí, mặt khác ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.

b) Cách sử dụng:

- Khi xảy ra cháy, mang bình đến gần đám cháy, dốc ngược bình, lắc mạnh khoảng 5 - 7 lần, đến đám cháy cách từ 3 - 4m, đứng ở đầu hướng gió đối với các đám cháy ngoài trời, đứng ở gần cửa đối với các đám cháy trong phòng, sau đó rút chốt hãm kẹp chì, tay thuận cầm vào tay xách van bóp, tay còn lại cầm vào loa phun h­ướng vào đám cháy, bóp mạnh van bóp phun bột trùm vào ngọn lửa.

c) Cách kiểm tra, bảo quản bảo dưỡng:

- Định kỳ 6 tháng một lần kiểm tra áp lực khí nén trong bình thông qua đồng hồ đo áp lực. Nếu kim đồng hồ chỉ dưới vạch giới hạn (thông thường là vạch màu đỏ) thì phải nạp lại bình.

- Để bình ở nơi dễ thấy, dễ lấy tiện sử dụng, không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá + 550C, nơi có chất ăn mòn.

- Bình đã sử dụng chữa cháy hoặc đã mở bình ra thì  nhất thiết phải nạp lại.

5.3. Sử dụng chăn chữa cháy (hoặc tấm vải thấm ướt)

- Chăn dùng trong chữa cháy thường là loại làm bằng sợi cotton (thường là chăn chiên), dễ thấm nước, có kích thước thông thường là (2,0 x 1,5)m hoặc (2,0 x 1,6)m.

- Khi phát hiện ra cháy cần nhúng chăn vào nước để nước thấm đều lên mặt chăn rồi chụp lên đám cháy để ngăn cách đám cháy với môi trường bên ngoài (tác dụng làm ngạt), không cho ôxy của môi trường vào vùng cháy. Sở dĩ phải nhúng chăn vào nước trước khi chữa cháy là để sợi bông nở ra làm tăng độ kín trên bề mặt chăn, hơn nữa khi chăn được thấm nước sẽ có tác dụng làm giảm nhiệt độ của đám cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt. Khi dập lửa, hai tay cầm chắc hai góc tấm chăn, giơ cao lên phía trước che mặt rồi nhanh chóng phủ kín đám cháy, đám cháy sẽ được dập tắt.

5.4. Sử dụng lăng, vòi chữa cháy (nếu có)

a) Khi phát hiện đám cháy, những người có sức khỏe tốt có thể triển khai sử dụng các lăng phun nước ở họng nước chữa cháy vách tường để dập tắt đám cháy. Cách tiến hành sử dụng theo các bước sau:

- Lấy ống vòi ra khỏi hộp, dải và lắp một đầu nối của ống vòi vào lăng phun, đầu nối còn lại lắp vào họng nước trong hộp chữa cháy;

- Mở van để nước đi vào đường vòi; di chuyển, kéo vòi đến gần vị trí đám cháy và phun nước vào dập tắt đám cháy.

 - Vị trí đứng cầm lăng để phun nên cách đám cháy từ 5 -7m để đảm bảo an toàn và hạn chế sự tác động nhiệt từ ngọn lửa đến cơ thể.

- Hình vẽ bình CO2 chữa cháy:

b) Một số lưu ý khi sử dụng họng nước vách tường

- Khi sử dụng họng nước vách tường với loại lăng phun không có khóa, để đảm bảo an toàn và hiệu quả thì nên có 2 người cùng thao tác. Trong đó, ban đầu một người triển khai đường vòi và chọn vị trí đứng chắc chắn để cầm lăng phun; người còn lại mở van để nước đi vào đường vòi và sau đó di chuyển lên hỗ trợ người thứ nhất cùng cầm lăng phun nước.

- Khi sử dụng các họng nước vách tường với loại lăng phun có khóa thì một người có thể thao tác sử dụng, trước khi mở van chặn trên đường ống để nước đi vào đường vòi thì phải khóa van ở lăng phun lại. Chỉ mở khóa trên lăng phun để phun nước vào đám cháy khi đã đứng ở vị trí ổn định và chắc chắn.

6. Biện pháp xử lý khi xảy ra cháy, nổ

6.1. Đối với lực lượng PCCC tại chỗ

(1) Khi phát hiện cháy:

- Người phát hiện ra cháy nhanh chóng hô hoán, báo động (dùng kẻng, nhấn nút ấn báo cháy…) để thành viên, người làm việc trong hộ gia đình, người dân xung quanh biết, tổ chức chữa cháy, thoát nạn.

- Gọi điện thoại báo cháy đến lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH qua số 114 hoặc ứng dụng Báo cháy 114.

(2) Thực hiện trách nhiệm chỉ huy chữa cháy, CNCH

- Xác định vị trí cháy; tổ chức nắm rõ tình trạng nguồn điện tại khu vực cháy; loại, số lượng chất cháy; nguồn nước chữa cháy và khả năng sử dụng các phương tiện chữa cháy, CNCH.

- Phân công các tổ, đội, bộ phận đồng thời thực hiện ngay các biện pháp chữa cháy, CNCH.

- Tổ chức bảo đảm hậu cần và các hoạt động phục vụ chữa cháy.

- Báo cáo tình hình, cung cấp thông tin cho người chỉ huy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH; tham gia công tác chỉ huy chữa cháy đối với lực lượng cơ sở theo phân công của người chỉ huy chữa cháy.

(3) Tổ chức chữa cháy, CNCH

- Nhanh chóng ngắt điện hoặc kịp thời tổ chức cắt điện khu vực xảy cháy.

- Cứu người bị nạn hoặc hướng dẫn thoát nạn (nếu có).

- Sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ (như bình chữa cháy, vòi nước chữa cháy) để dập lửa; sơ tán tài sản ngăn cháy lan.

- Phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH thực hiện các nhiệm vụ chữa cháy, CNCH theo phân công của chỉ huy chữa cháy.

(4) Lưu ý đối với nhà có cửa cuốn, cửa xếp.

Lực lượng PCCC tại chỗ, người dân, sử dụng các dụng cụ phá dỡ thô sơ (xà beng, búa, kìm cộng lực, thiết bị phá dỡ đa năng)… cơ sở, điểm chữa cháy công cộng để phá cửa, chữa cháy, cứu người:

- Đối với cửa cuốn

+ Loại cửa khóa dưới sàn có thể có thể dùng xà beng, búa, kìm cộng lực để cắt bỏ điểm bị khóa trên cửa.

+ Loại cửa cuốn bằng tay có khóa then ngang, cửa cuốn tự động sử dụng máy cưa bằng tay để cắt then chốt cửa hoặc cắt các thanh nan cửa theo hình chữ nhật, hình tam giác để tạo lối thoát nạn, cứu nạn nhân.

- Đối với cửa xếp

+ Dùng đầu xà beng, búa, kìm cộng lực phá khóa bấm, khóa chốt.

+ Sử dụng thiết bị phá cửa hoặc hoặc xà beng tạo khe hở giữa 2 cánh cửa hoặc cánh cửa với tường.

Khi xảy ra sự cố cháy, nổ lực lượng PCCC tại chỗ và người dân cần thực hiện các nội dung sau.

6.2. Đối với người dân

(1) Khi phát hiện cháy nhanh chóng hô hoán, báo động cho đơn vị quản lý tòa nhà, lực lượng PCCC tại chỗ, người xung quanh biết (kẻng, còi, chuông báo cháy); đồng thời báo ngay cho lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH qua số 114.

PCCC thông qua số máy 114, ứng dụng Báo cháy 114 (thông báo rõ vị trí đang ở) để được cứu nạn hoặc có thể dùng thang, dây, rèm, ga nối lại để xuống đất. Tuyệt đối không nhảy từ tầng quá cao xuống đất nếu không có sự hướng dẫn của lực lượng CNCH./.

- Lưu ý:

+ Trong quá trình thoát nạn mọi người hãy hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt chú ý giúp đỡ người già, trẻ em và phụ nữ đang mang thai; tuyệt đối không được chen lấn, xô đẩy có thể dẫn đến chấn thương và nguy hiểm đến tính mạng nhiều người;

+ Không dùng thang máy để thoát nạn, thang máy sẽ bị ngắt điện, người bị nạn sẽ kẹt trong thang máy.

+ Không chạy vào nhà vệ sinh, tủ, gầm giường để trốn tránh. Trong một số tình huống cấp thiết, có thể xả nước từ nhà tắm để nước tràn ra sàn nhà và chảy xuống tầng dưới để ngăn cháy lan.

+ Không vội vàng nhảy từ trên cao xuống dưới để thoát nạn khi chưa đảm bảo các điều kiện an toàn đã được lực lượng cứu nạn cứu hộ chuyên nghiệp triển khai phía dưới.

7. Một số clip tuyên truyền gồm: (1) Hướng dẫn kỹ năng thoát nạn khi có cháy ở nhà cao tầng; (2) Hướng dẫn an toàn PCCC điện cho hộ gia đình; (3) Hướng dẫn sàng lọc nguy cơ cháy; (4) Hướng dẫn kỹ năng thoát nạn khi xảy cháy trong hộ gia đình; (5) Hướng dẫn xử lý khi phát hiện rò rỉ gas; (6) Hướng dẫn an toàn PCCC khi hàn cắt; (7) Hướng dẫn sử dụng điện an toàn; (8) Khuyến cáo các biện pháp cấp bách PCCC đối với khu dân cư; (9) Khuyến cáo các biện pháp PCCC và thoát nạn đối với nhà ở; (10) Khuyến cáo PCCC và thoát nạn đối với công trình nhà nhiều tầng; (11) Kỹ năng thoát nạn khi cháy nhà cao tầng. Các đơn vị truy cập mục Hướng dẫn cộng đồng Website C07 (http://www.canhsatpccc.gov.vn) để tải tài liệu.

Nguồn: CAT

More
  • pageHolder.getStart() - 0
  • pageHolder.getNumberObjects() - 6
  • numberArticle - 6
  • numberRelation - 0
Lịch làm việc
Thông báo mới
Giấy mời