Chi tiết tin - Xã Tân Thành - Hướng Hóa

Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2023

10:36, Thứ Tư, 26-7-2023

Bộ phận một cửa xã Tân Thành

   Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp và Nhân dân về ý nghĩa, mục tiêu, tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ, quy tắc ứng xử của công chức; thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng văn minh, hiện đại. Tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và tổ chức xã hội trong việc thực hiện cải cách hành chính; khuyến khích người dân, tổ chức và doanh nghiệp tích cực sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích và giám sát các hoạt động thực thi công vụ, kết quả thực hiện của địa phương. UBND xã Tân Thành triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính  năm 2023 gồm:

    1. Công tác chỉ đạo điều hành

- 100% các văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác cải cách hành chính được ban hành đầy đủ, kịp thời và đảm bảo về chất lượng nội dung. Thực hiện đạt hiệu quả 100% các nội dung công tác cải cách hành chính năm 2023; có từ 2-3 sáng kiến, giải pháp được triển khai thực hiện có hiệu quả về công tác cải cách hành chính.

- Chỉ đạo, đôn đốc các bộ phận chuyên môn tổ chức thực hiện Kế hoạch CCHC năm 2023, các kế hoạch liên quan đến công tác CCHC kịp thời, đúng trọng tâm. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động, chỉ đạo, điều hành của hệ thống hành chính Nhà nước.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền CCHC thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, của tỉnh, huyện về công tác CCHC giai đoạn 2021-2025 và năm 2023.

- Tiếp tục thực hiện các biện pháp, giải pháp cải thiện, nâng cao chỉ số CCHC (PAR INDEX), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số hài lòng về phục vụ hành chính, cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) của tỉnh; chỉ số ứng dụng CNTT (ICT-INDEX).

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra công tác CCHC; đôn đốc, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện giao nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao và chấn chỉnh việc chấp hành kỷ luật và kỷ cương trong bộ máy hành chính.

- Thực hiện việc chấm điểm chỉ số cải cách hành chính nhằm xác định mức độ thực hiện. Gắn kết quả CCHC với công tác thi đua, khen thưởng; kịp thời biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện các nhiệm vụ về CCHC.

2. Cải cách thể chế

- Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể, khả thi, minh bạch, ổn định và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Thực hiện đầy đủ việc đánh giá tác động của chính sách trong quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan tham mưu ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật (QPPL).

- Rà soát, kịp thời sửa đồi, bồ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, trọng tâm là các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ công chức.

- Ban hành và tppr chức có hiệu quả kế hoạch kiểm tra, xử lý VBQPPL năm 2023 và hệ thống hóa VBQPPL theo quy định. Kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp. Công khai, minh bạch văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương, chế độ, chính sách của ngành và địa phương.

- Triển khai kịp thời các VBQPPL của các cơ quan có thẩm quyền. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nhất là VBQPPL có hiệu lực kể từ năm 2023.

- Thực hiện đúng, đầy đủ quy định về công tác theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước trong công tác tổ chức theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn xã theo quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phu về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15/5/2014 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

3. Cải cách thủ tục hành chính

- Niêm yết công khai đúng quy định 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tại Bộ phận Một cửa xã và trên Trang thông tin điện tử xã để tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức tiếp cận, thực hiện và giám sát thực hiện thủ tục hành chính.

- Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước thuộc thẩm quyền của cấp xã và một số lĩnh vực trọng tâm: kinh doanh, đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, tư pháp và đơn giản TTHC nội bộ trong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước theo kế hoạch của cấp trên.

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cưa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, Nghị định số 107/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 61/NĐ-CP ngày 23/4/2018 và Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

- Triển khai thực hiện số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết theo Nghị định số 45/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng.

- Tiếp tục đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến.

- 100% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trễ hạn được thực hiện xin lỗi người dân theo quy định. Lấy ý kiến nhận xét của người dân, tổ chức, doanh nghiệp nhằm nâng cao mức hài lòng của người dân, tổ chức trong giải quyết TTHC. Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 90%, trong đó mức độ hài lòng về giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu 85%.

4. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước

- Thực hiện nghiêm các quy định về phân cấp quản lý; triển khai thực hiện quy định phân cấp về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm trong cơ quan Nhà nước. Triển khai kiểm tra, giám sát, đánh giá đối với các nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý Nhà đã được phân cấp.

- Tăng cường công tác kiểm tra về tổ chức bộ máy, biên chế vị trí việc làm của cơ quan.

5. Cải cách chế độ công vụ

- Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, thực hiện tốt quy hoạch chiến lược công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ Nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của xã. Tối thiếu 95% cán bộ, công chức được đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo hiệu quả công việc.

- Áp dụng Bộ tiêu chí chỉ tiết để đánh giá và phân loại cán bộ, công chức trên cơ sở phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ; gắn việc đánh giá, xếp loại hằng năm của người đứng đầu, cán bộ, công chức với thực hiện CCHC, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp và kết quả khảo sát sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp về sự phục vụ hành chính.

- Áp dụng có hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cán bộ, công chức, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ. 100% cán bộ, công chức ứng dụng CNTT thành thạo trong xử lý công việc.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cưởng kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước và Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao đạo đức công vụ, thực thi nhiệm vụ gắn với vị trí, chức danh và yêu cầu nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. Ban hành các văn bản chấn chỉnh, tăng cường công tác kiểm tra đạo đức công vụ, nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính, tinh thần trách nhiệm, phục vụ Nhân dân của cán bộ, công chức; thực hiện tốt Quyết định số: 4658/QĐ-UBND ngày 09/9/2021 ban hành quy tắc ứng xử của CB,CC,VC và người lao động huyện Hướng Hóa; Công văn số 346/UBND-NV ngày 31/3/2021 về việc thực hiện quy định thời giờ làm việc.

- Triển khai hiệu quả việc áp dụng chế độ chính sách tiền lương (dự kiến áp dụng từ 01/7/2023) đối với đội ngũ cán bộ, công chức.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao đạo đức công vụ, thực thi nhiệm vụ gắn với vị trí, chức danh và yêu cầu nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; Ít nhất 95% cán bộ xã và 100% công chức xã đạt chuẩn trình độ cao đẳng, đại học theo quy định.

6. Cải cách tài chính công

- Nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính; thực hiện phân bổ ngân sách Nhà nước tập trung, sử dụng hiệu quả; thực hiện cơ cấu lại chi ngân sách Nhà nước theo hướng tăng chi đầu tư, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên; cơ cấu lại các lĩnh vực chi thường xuyên phù hợp với tình hình mới, gắn với việc đấy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Kiểm soát chặt chẽ ngân sách Nhà nước chi thường xuyên và đầu tư công. Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản công, kinh phí từ ngân sách nhà nước; thực hiện tốt quy định về quy chế chi tiêu nội bộ, công khai tài chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí.

- Tiếp tục thực hiện tốt chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính.

- Rà soát tiến độ triển khai thực hiện các dự án được phân bổ trên địa bàn để đưa ra giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn nhằm thực hiện có hiệu quả các dự án. Điều chỉnh chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật đầu tư năm 2020.

- Đẩy mạnh giao quyền tự chủ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Đối với các nội dung là nhiệm vụ chi thường xuyên, các cơ quan, đơn vị chu động cân đối từ nguồn kinh phí khoán chi, tự chủ trong dự toán ngân sách năm 2023 đã được giao. 

- Thực hiện các giải pháp nhằm giải ngân 100% vốn đâu tư công theo kế hoạch năm.

7. Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 04/11/2021 của Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

- Sử dụng có hiệu quả các phần mềm dùng chung, phần mềm chuyên ngành dựa trên nền tảng số (dịch vụ công trực tuyến, thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến ...). Tuyên truyền cho CBCC và người dân về dịch vụ số nhằm xây dựng chính quyền số, công dân số; xem công dân số là yếu tố quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng chính quyền số...Tạo động lực khuyến khích người dân, tô chức, doanh nghiệp tin tưởng việc giải quyết TTHC thông qua phương thức điện tử, tăng cường số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị, hạ tầng và nền tảng số trong công tác bảo đảm an toàn thông tin. Bố trí cán bộ phụ trách về CNTT tham gia các khóa đào tạo về quản lý, kỹ thuật, các chương trình bồi dưỡng, tập huấn bảo đảm an toàn thông tin mạng.

- Thường xuyên cập nhật thông tin các sự kiện văn hóa - xã hội của địa phương, lịch làm việc của cơ quan lên Trang thông tin điện tử của UBND xã.

- 95% các văn bản ban hành áp dụng chữ ký số, chứng thư số.

- Duy trì nâng cao các Chỉ số: Cải cách hành chính (PAR INDEX), Quản trị hành chính công (PAPI) và Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS); Chỉ số CCHC (theo bộ chỉ số CCHC tỉnh ban hành)

- Xây dựng, ban hành kế hoạch duy trì nâng cao các chỉ số, công tác tuyên truyền nâng cao các chỉ số.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, cơ quan, đơn vị; Xây dựng và ban hành Ke hoạch thực hiện Công tác dân vận chính quyền của xã năm 2023.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Các phương pháp tuyên truyền cần đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung như pa nô, băng rôn, tổ chức các Hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật, đăng tải các bài viết trên trang thông tin điện tử của xã.

- Tổ chức tự kiểm tra việc triển khai thực hiện nhằm góp phần nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh.

Các tin khác
  • pageHolder.getStart() - 0
  • pageHolder.getNumberObjects() - 6
  • numberArticle - 6
  • numberRelation - 0
Lịch làm việc
Thông báo mới
Giấy mời